Trang chủ / Sức khỏe và bệnh lý trẻ em » Những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ mắc Tay chân miệng tại nhà

Những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ mắc Tay chân miệng tại nhà

 Bệnh tay chân miệng là gì?

          Bệnh tay chân miệng(viết tắt là HFMD) gây ra do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt.

Description: ✅ Biểu hiện triệu chứng như thế nào ?

          Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng , kém ăn... sau đó là biểu hiện tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước có đường kính khoảng vài mm ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.  Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường hoặc nhầm tưởng trẻ mọc răng.

​​​​​​

 

Description: ✅ Các Biến chứng của bệnh Tay chân miệng?

          Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.  

Description: ✅ Khi nào cần đưa trẻ khám ngay?

          Khi thấy trẻ bị tay chân miệng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh tay chân miệng thể nặng dưới đây PHẢI đưa trẻ đến bệnh viện ngay bất kể ngày đêm:

+ Có biểu hiện giật mình khi ngủ,

+ Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390C,

+ Nôn, lừ đừ, khó ngủ, bứt rứt, khó chịu,  quấy khóc vô cớ

+ Bất cứ có biểu hiện bất thường khác

Description: ✅ Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào ?

          Hiện chưa có vaccine phòng ngừa bệnh, chủ yếu là phòng ngừa tổng quát, phụ huynh lưu ý:

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhất là trước khi cho ăn uống, cho trẻ ăn, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh và thay tã cho trẻ.

+ Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi.

+ Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn/ghế...bằng các chất tẩy rửa thông thường.

+ Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.

+ Trong 10 - 14 ngày đầu khi nhiễm miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người.

 

Ths. Bs. Trần Thị Thanh Nhàn

Trưởng Khoa Truyền Nhiễm – BV Nhi Hải Dương

 

 

 

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24
Bài viết mới