Trang chủ / Sức khỏe và bệnh lý trẻ em » Bệnh Sốt xuất huyết Dengue và các biện pháp phòng tránh

Bệnh Sốt xuất huyết Dengue và các biện pháp phòng tránh

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính do muỗi vằn truyền. Bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

 

 

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Phát hiện sớm điều trị đúng, kịp thời sẽ hạn chế được các ca tử vong. Bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn sốt:

Người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục kèm với các biểu hiện đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, da xung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Thường có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc cháy máu cam.

 

Giai đoạn hai được gọi là giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.

+ Người bệnh vẫn có thể còn sốt cao hoặc đã giảm sốt nhưng có thể có thêm các dấu hiệu nguy hiểm như:

+ Xuất huyết dưới da

+ Xuất huyết ở niêm mạc như: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.

+ Xuất huyết nội tạng như: Xuất huyết tiêu hóa dẫn tới nôn ra máu, đi ngoài phân đen, xuất huyết ở phổi gây tràn dịch màng phổi, khó thở; xuất huyết não gây nôn, đau đầu dữ dội rồi hôn mê.

+ Các trường hợp nặng dẫn tới rối loạn đông máu, tràn dịch màng bụng, màng phổi, suy đa phủ tạng, sốc với các biểu hiện vật vã bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc không đo được huyết áp, đi tiểu ít.

 

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hồi phục: sau 24-48 giờ của giai đoạn nguy hiểm

Lúc này bệnh  nhân hoàn toàn hết sốt, có hiện tượng tái hấp thu dịch mô kẽ vào lòng mạch, bệnh nhân bắt đầu thèm ăn, tiểu được, huyết động học dần ổn định, bệnh nhân thấy khỏe dần.

 

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh do muỗi vằn nhiễm virus Dengue truyền bệnh, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin để phòng bệnh, vì vậy biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là diệt muỗi vằn và bọ gậy của muỗi vằn.

Muỗi vằn thường đẻ trứng ở các đồ vật chứa nước sạch trong và xung quanh nhà.

 

Để diệt muỗi và bọ gậy của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue cần được thực hiện thường xuyên liên tục như các biện pháp sau:

+ Thả cá vào các bể, phi chứa nước, hòn non bộ, bể cá cảnh.

+ Thay nước 1 tuần/1 lần với các lọ hoa cây cảnh có nước

+ Thu gom phế thải, phế liệu 1 tuần/1 lần

+ Che đậy các dụng cụ có khả năng đọng nước trong và xung quanh nhà

+ Thả Abate là hóa chất diệt bọ gậy vào các chậu cây cảnh, bể cảnh có nước theo hướng dẫn của cán bộ Y tế.

 

 

 Bệnh sốt xuất huyết là bệnh có diễn biến phưc tạp và khó lường. Vì vậy khi có người có biểu hiện nghi mắc sốt xuất huyết Dengue (bao gồm: Sốt cao trên 39 độ C kéo dài từ 2 ngày trở lên, đau đầu, đau mỏi người và nổi các vết đỏ trên da hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng) thì cần phải khai báo ngay cho Trạm y tế để được tư vấn điều trị và triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời.

 

Góp phần vào phòng chống sốt xuất huyết bằng cách:

  • Diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà hàng tuần
  • Khai báo cho Trạm y tế khi có người mắc sốt xuất huyết Dengue

 

Công tác xã hội

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24
Bài viết mới